Viêm gan B lây qua những đường nào và cách phòng tránh
Viêm gan B là căn bệnh khá nguy hiểm mà ai cũng phải dè chừng. Vậy viêm gan B lây qua những đường nào? Cùng tìm hiểu những con đường lây nhiễm viêm gan B để có cách phòng tránh chúng hiệu quả các bạn nhé.1/ Viêm gan B lây qua những đường nào?
Đường máu
Virus viêm gan B có sức sống khá bền bỉ. Nó có thể tồn tại rất lâu trong máu của người bệnh. Vì vậy nếu tiếp xúc với máu của bệnh nhân viêm gan B thì khả năng nhiễm virus viêm gan B là rất cao.Viêm gan B lây qua đường nào? |
Có thể bị lây nhiễm virus viêm gan B nếu nhận máu của bệnh nhân viêm gan B, tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh khi da bị trầy xước, dùng chung kim tiêm, dao cạo, bàn chải và những vật dụng có thể gây chảy máu khác.
Truyền từ mẹ sang con
Nếu mẹ bị mắc bệnh viêm gan B thì tỉ lệ thai nhi bị nhiễm virus viêm gan B lên tới 90%. Vì vậy cần có các biện pháp phòng tránh và bảo vệ sau sinh, tiêm phòng cho trẻ trong vòng 24h sau khi sinh để giảm khả năng trẻ bị nhiễm bệnh viêm gan B truyền từ mẹ.Quan hệ tình dục
Khi quan hệ tình dục với bệnh nhân viêm gan B mà không sử dụng biện pháp an toàn thì sẽ dễ dàng bị lây bệnh.3 con đường kể trên chính là câu trả lời cho câu hỏi viêm gan B lây qua những đường nào. Đây là 3 con đường chính lan truyền virus viêm gan B.
2/ Viêm gan B có lây qua đường tiêu hóa và hô hấp không?
Nhiều người thường nghĩ virus viêm gan B cũng lây truyền qua đường nước bọt, giao tiếp, ăn uống giống như virus viêm gan A. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này.Vậy nên, nếu trong gia đình có người bị nhiễm bệnh viêm gan B thì những thành viên khác không nên xa lánh, cách ly, tạo tâm lý mặc cảm, không thoải mái cho người bệnh.
3/ Cách phòng tránh bệnh viêm gan B
Sau khi đã hiểu rõ bệnh viêm gan B lây qua những đường nào thì chúng ta rút ra được một số phương pháp phòng bệnh như sau:- Tiêm phòng vacxin viêm gan B, cần tiêm đủ 3 mũi theo thời gian đã được Bộ Y tế quy định, đặc biệt là trẻ em.
- Cẩn thận khi truyền máu
- Không dùng chung kim tiêm và các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng,…
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Các cặp đôi nên đi kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn
- Đi khám sức khỏe định kì 3 – 6 / lần
- Nếu thấy các triệu chứng của bệnh như: thường xuyên buồn nôn, nôn mửa, dấu hiệu giống cảm cúm thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để thăm khám và phát hiện bệnh kịp thời. Khi xuất hiện nhiễm trùng thì người bệnh có thể bị đau bụng, vàng da, vàng mắt, nước tiểu có màu sậm, sốt,…
- Hạn chế sử dụng bia rựơu, đồ uống có cồn và các chất kích thích, chất gây nghiện
- Ăn uống đủ chất, sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi đầy đủ
- Không thức khuya
- Người trưởng thành cần ngủ đủ 6 – 8 tiếng một ngày, trẻ em cần ngủ nhiều hơn khoảng 8 – 10 tiếng
- Không bỏ bữa sáng, không ăn quá no
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao vừa phải
- Tránh xa căng thẳng, mệt mỏi
- Không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi. Nếu bị ốm cần đi thăm khám và tuân thủ thực hiện theo chỉ định điều trị của bác sĩ
Hi vọng những chia sẻ trên đây đã giúp các bạn nắm được bệnh viêm gan B lây qua những đường nào và làm sao để phòng tránh loại virus viêm gan này.