Bệnh xơ gan có mấy giai đoạn?

tháng 6 27, 2018 , , 0 Comments

Xơ gan có mấy giai đoạn phát triển? Ở mỗi giai đoạn, bệnh xơ gan thường có triệu chứng gì? Cách điều trị xơ gan như thế nào? Đó là những thắc mắc cần giải đáp của nhiều người bị mắc bệnh xơ gan. Bài viết sau đây sẽ giúp giải đáp những câu hỏi trên của người bệnh.

Bệnh xơ gan là gì?

Xơ gan là bệnh mạn tính về gan. Bệnh này ngày càng phổ biến với tỉ lệ người mắc ngày càng tăng. Xơ gan xảy ra khi các tế bào mô gan bị thay thế bằng các mô xơ, mô sẹo khiến gan bị chai, ảnh hưởng đến chức năng của gan.

Bệnh xơ gan và các giai đoạn

Khi các tế bào gan bị tổn thương, chức năng gan bị suy giảm, từ đó dẫn tới khả năng lọc và loại bỏ các chất độc hại của gan bị ảnh hưởng. Những chất cặn bã, độc hại này sẽ bị tích tụ trong cơ thể lâu ngày làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh xơ gan do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nguyên nhân chính gây bệnh đó là do: virus viêm gan, do uống nhiều bia rượu, gan nhiễm mỡ, ô nhiễm môi trường.

Xơ gan có mấy giai đoạn? Triệu chứng của từng giai đoạn

Bệnh xơ gan có mấy giai đoạn? Mỗi giai đoạn có biểu hiện cụ thể ra sao? Điều đó thực sự có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị và ngăn chặn bệnh.
Bệnh xơ gan được chia thành 2 giai đoạn chính là: xơ gan còn bù và xơ gan mất bù.

Xơ gan còn bù

Đây là giai đoạn đầu của bệnh xơ gan. Ở giai đoạn này, gan vẫn hoạt động bình thường, các tế bào gan khỏe mạnh có thể bù trừ chức năng gan cho các tế bào gan bị xơ.

Khi bị xơ gan ở giai đoạn đầu, người bệnh thường khó phát hiện ra những triệu chứng bất thường nào. Bệnh thường tiến triển âm thầm và không có triệu chứng lâm sàng cụ thể. Người bệnh có thể bắt gặp một số dấu hiệu như: chán ăn, mệt mỏi, đau đầu, bụng bị trướng, buồn nôn.

Xơ gan còn bù và xơ gan mất bù là 2 giai đoạn chính của xơ gan

Thời gian kéo dài của giai đoạn xơ gan còn bù ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Ở một số người, thời gian chỉ khoảng vài tuần, có người vài thắng, một số trường hợp có thể kéo dài vài năm.

Tuy nhiên, các triệu chứng ở giai đoạn này thường khó nhận biết nên người bệnh thường không phát hiện ra bệnh. Do đó, bệnh tiến triển nặng hơn, việc điều trị khó khăn hơn, đặc biệt là với những bệnh nhân uống nhiều bia rượu.

Xơ gan mất bù

Đây là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Ở giai đoạn này, chức năng của gan đã bị suy giảm nghiêm trọng. Các tế bào gan khỏe mạnh không còn khả năng bù trừ chức năng gan cho các tế bào gan bị xơ khác. Xơ gan mất bù khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chướng bụng và khó tiêu.

Ở giai đoạn này, bệnh xơ gan đã có những triệu chứng rõ ràng. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết xơ gan mất bù thông qua những triệu chứng:

  • Xuất huyết tiêu hóa: Khoảng 50% người bị xơ gan có triệu chứng xuất huyết nội tạng. Ở giai đoạn này, máu bị tắc khi đi qua gan, từ đó dẫn tới giãn tĩnh mạch. Tĩnh mạch thực quản dễ bị vỡ nhất, từ đó máu sẽ chảy xuống ruột non, ruột già gây xuất huyết.
  • Cổ trướng: Khoảng 85% bệnh nhân bị xơ gan mất bù bị cổ trướng. Dịch cổ trướng tập trung tại khoang màng bụng khiến bụng bị sưng, chảy xệ.
  • Vàng da: Người bị xơ gan, đặc biệt là ở giai đoạn cuối sẽ xuất hiện tình trạng vàng da. Vàng da xuất phát ở mắt, móng tay sau đó lan ra toàn cơ thể. 
  • Não gan: Người bệnh cảm thấy lơ mơ, không tỉnh táo, ngủ gật, đãng trí, tay chân run rẩy.
Bạn đọc khám phá thêm:

Điều trị bệnh xơ gan như nào?

Ở giai đoạn đầu (xơ gan còn bù) việc điều trị dễ dàng, khả năng khôi phục chức năng thận cao. Người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt là có thể hạn chế sự tiến triển của bệnh. Hạn chế uống bia rượu, ăn những thực phẩm giàu chất béo, cholesterol. Tích cực ăn nhiều rau xanh, hoa quả.

Ở giai đoạn xơ gan mất bù, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Bệnh sẽ không thể chữa khỏi hoàn toàn, điều trị đúng cách có thể giúp chức năng gan phục hồi phần nào. Việc điều trị bệnh chỉ có tác dụng ngăn chặn biến chứng của bệnh và hạn chế sự tiến triển của bệnh. Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ được chỉ định chọc dịch cổ trướng, uống các thuốc lợi tiểu hoặc sử dụng phương pháp ghép gan tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân.

0 nhận xét: