Cảnh báo! Sỏi thận gây tăng huyết áp và những hệ lụy

Sỏi thận gây tăng huyết áp sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh mà chúng ta tuyệt đối không thể xem nhẹ. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem sỏi thận gây tăng huyết áp như thế nào và nó nguy hiểm ra sao các bạn nhé.

1/ Sỏi thận gây tăng huyết áp như thế nào?

Sỏi thận nếu không được điều trị nhanh chóng và kịp thời, để tình trạng bệnh kéo dài và tiến triển ngày một nặng hơn co thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có cao huyết áp. Sỏi thận gây tăng huyết áp theo 2 cơ chế sau:

Cơ chế điều hòa thần kinh: Sỏi thận sẽ kích thích vào các dây thần kinh giao cảm ở mỗi tế bào nephron thận khiến thận giữ natri lại, gây mất cân bằng điện môi, làm tăng huyết áp.

Sỏi thận gây tăng huyết áp ở người bệnh
Cơ chế renin và aldosterol: Sỏi thận làm tổn thương các tế bào khe thận. Lúc này, các thụ thể trên dây thần kinh giao cảm sẽ bị tác động, làm giảm áp lực máu tới thận, khiến tăng tiết renin.

Angiotansinogen sẽ bị các renin chia thành angiotensin loại 1 và 2. Angiotensin 1 làm co mạch còn angiotensin 2 gây nên hiện tượng giữ muối và nước. Đây đều là những nguyên nhân làm tăng huyết áp.

2/ Những hệ lụy của tình trạng sỏi thận gây tăng huyết áp

Khi sỏi thận gây tăng huyết áp sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho bệnh nhân như là:

Các bệnh về tim mạch: Khi bị huyết áp cao kéo dài bệnh nhân có thể bị rối loạn nhịp tim, đau tức ngực, phì đại thất trái, giãn mạch, nặng hơn là suy tim, nhồi máu cơ tim cực kì nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong.

Huyết áp cao gây nên suy tim trái như sau: Việc tăng huyết áp sẽ khiến tim phải làm việc nhiều hơn Các sợi cơ quanh tim sẽ ngày một dầy lên, làm giảm khả năng co bóp, gây suy tim. Bệnh nhân sẽ bị ứ máu tĩnh mạch, thiếu máu và oxi cần cung cấp cho hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.

Các bệnh về thần kinh: Việc não được cung cấp thiếu máu và oxi do huyết áp tăng cao sẽ dẫn đến các chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, động kinh, rối loạn tâm thần, thậm chí có thể dẫn tới đột quỵ.
Các chứng bệnh khác: Ngoài ra, bệnh cao huyết áp còn có thể dẫn tới chứng khó thở, khạc đờm ra máu, phù phổi, phù gan, phù thận, suy thận,…

3/ Chế độ ăn phòng chống sỏi thận gây tăng huyết áp

Bởi việc sỏi thận gây tăng huyết áp có thể gây nên nhiều biến chứng cực kì nguy hiểm nên việc phòng chống tình trạng này là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên trong việc phòng chống sỏi thận gây tăng huyết áp đó là phòng ngừa bệnh sỏi thận và ngăn chặn bệnh phát triển.

Theo dõi và kiểm tra bệnh thường xuyên
Nguyên nhân phổ biến gây hình thành nên sỏi thận là do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu điều độ và không hợp ý. Vậy nên phương pháp để phòng chống sỏi thận gây tăng huyết áp hiệu quả nhất chính là xây dựng 1 chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi khoa học, điều độ như:
-         Hạn chế ăn muối: lượng natri tối đa có thể cung cấp cho cơ thể là 2400mg/ngày
-      Uống đủ nước: mỗi ngày cần cung cấp đủ 2 lít nước để đảm bảo các hoạt động chuyển hóa bình thường của cơ thể
-         Hạn chế chất béo giàu cholesterol: cholesterol là tác nhân gây nên bệnh sỏi thận và nhiều vấn đề về tim mạch, trong đó có huyết áp cao. Vì vậy cần hạn chế ăn các đồ ăn giàu chất béo chứa nhiều cholesterol như các đồ chiên rán, mỡ động vật, đồ ăn nhanh,… đặc biệt là các bệnh nhân béo phì
-         Cung cấp đủ đạm: nên tích cực bổ sung các loại đạm thực vật thay vì đạm động vật
-         Tránh xa chất kích thích, bột ngọt và đường tổng hợp
-         Tăng cường bổ sung chất xơ và các vitamin
-         Bổ sung đủ các khoáng chất, đặc biệt là canxi
Hi vọng những chia sẻ trên đây đã giúp các bạn hiểu được tác hại nghiêm trọng của việc sỏi thận gây tăng huyết áp và phương pháp phòng chống tình trạng nguy hiểm này.

Bạn đọc xem thêm: Người mới mổ sỏi thận nên ăn gì?

0 nhận xét: