Các giai đoạn của suy thận mạn và phương pháp điều trị phù hợp

tháng 6 11, 2018 , 0 Comments

Suy thận mạn là tình trạng suy giảm các chức năng của thận, mức độ nặng nhẹ của bệnh tăng dần theo các giai đoạn của suy thận mạn.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về từng giai đoạn của bệnh suy thận mạn và phương pháp điều trị phù hợp với từng giai đoạn để có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh và những biến chứng mà bệnh gây ra.

Bạn đọc xem thêm:


Các giai đoạn của suy thận mạn

Các giai đoạn của suy thận mạn được chia tùy theo mức độ lọc cầu thận và mức độ tổn thương của bệnh. Bao gồm 5 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn đầu của suy thận mạn khi người bệnh vừa mới phát ra bệnh. Ở giai đoạn này, thận chịu tổn thương nhẹ, mức độ lọc cầu thận đạt trên 90ml/phút, người bệnh chưa có nhiều dấu hiệu rõ ràng.



Nếu phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời thì người bệnh hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm suy thận mạn độ 1 bằng phương bảo điều trị bảo tồn dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống khoa học,  tuân thủ theo đúng sự chỉ định của bác sĩ.

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 của bệnh suy thận mức độ tổn thương của thận tăng dần, có mức lọc cầu thận từ 60-89ml/phút. Đây vẫn được coi là giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh có thể xuất hiện một số biểu hiện như: Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, đi tiểu thất thường, tiểu nhiều vào ban đêm.

Dù suy thận độ 2 chưa quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng khó lường cho người bệnh, nhất là các bệnh về tim mạch.

Giai đoạn 3

Suy thận giai đoạn 3 tình trạng bệnh đã khá nặng, mức lọc cầu thận bị sụt giảm đáng kể, còn khoảng 30-59ml/phút. Những biểu hiện của bệnh ngày càng rõ rệt, cơ thể mệt mỏi, sụt cân, kèm theo những cơn đau buốt 2 bên hố thận, và bệnh bắt đầu gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Thiếu máu, tăng huyết áp, những bệnh lý về xương khớp …

Giai đoạn 4

Khi suy thận đã sang đến giai đoạn 4 đồng nghĩa với mức độ nghiêm trọng của bệnh, có thể nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời. 

Ở giai đoạn này, mức lọc cầu thận lúc rất thấp chỉ khoảng 15-29ml/phút, người bệnh cần đến sự hỗ trợ của các phương pháp chữa trị như chạy thận, lọc máu hoặc ghép thận.

Giai đoạn 5

Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất trong các giai đoạn của suy thận mạn hay có thể hiểu là giai đoạn cuối của bệnh suy thận mãn tính. Mức lọc cầu thận đã hạ đến mức thấp nhất, chỉ khoảng dưới 10ml/phút, các chức năng của thận gần như đã suy giảm hoàn toàn. Và phương pháp điều trị để duy trì sự sống cho người bệnh là lọc máu, chạy thận hoặc ghép thận.

Những điều người bệnh suy thận mạn cần lưu ý


Dù người bệnh đang ở giai đoạn nào trong các giai đoạn của suy thận mạn và điều trị bằng phương pháp bảo tồn, lọc máu, chạy thận hay ghép thận… đều cần phải tuân theo những lưu ý sau để tránh bệnh ngày càng phát triển nặng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng:

  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của y bác sĩ
  • Chế độ ăn uống khoa học:
  • Ăn nhạt, hạn chế lượng muối ăn hàng ngày, người bệnh chỉ nên dùng từ 2 - 4g muối/ngày.
  • Giảm lượng Kali trong khẩu phần ăn, có nhiều trong các thực phẩm như: Đậu nành, chuối, khoai sọ, nho, trái cây khô, chocolate, rau ngót, rau bina, cá hồi,…
  • Nên bổ sung các chất bột đường như: Bột gạo xay, bún, phở, bột sắn dây, khoai lang…
  • Sử dụng chất béo thực vật như: Dầu mè, dầu oliu, dầu đậu nành
  • Không sử dụng các chất kích thích như: Bia, rượu, trà đặc, caffeine, thuốc lá.

 Vận động thường xuyên, tốt nhất là các bài tập yoga để giảm áp lực lên thận.

Trên đây là thông tin về các giai đoạn của suy thận mạn và phương pháp điều trị cho từng giai đoạn. Ngay từ bây giờ mỗi người nên xây dựng cho mình chế độ sống khoa học để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này nhé!

0 nhận xét: