Bệnh suy thượng thận cấp – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh suy thượng thận cấp là một bệnh tuy không phổ biến nhưng lại vô cùng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh nên chúng ta cũng không được phép xem nhẹ nó. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh suy thượng thận cấp các bạn nhé.1/ Bệnh suy thượng thận cấp là bệnh gì? Nguy hiểm như thế nào?
Bệnh suy thượng thận cấp là một cấp cứu nội khoa khi thiếu hụt corticoid, có thể kèm theo thiếu hụt corticoid khoáng, do tuyến thượng thận không tiết đủ corticoid cho cơ thể gây nên.Corticoid là một trong những hormone do tuyến thượng thận tiết ra. Quá trình tiết được điều khiển bởi hormone tuyến yên. Corticoid có chức năng vô cùng quan trọng đối với việc duy trì sự sống của cơ thể. Bởi vậy mà khi tuyến thượng thận giảm tiết hoặc ngừng tiết hormone này sẽ gây nên những rối loạn nghiêm trọng trong cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong.
Bệnh suy thượng thận cấp là một trong những nguyên nhân gây đột tử, tuy nhiên lại rất khó để phát hiện và chuẩn đoán vì các triệu chứng thường không rõ ràng và đặc trưng.
2/ Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thượng thận cấp
a/ Suy thượng thận nguyên phát
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh suy thượng thận cấp là bệnh Addison hay còn gọi là bệnh suy thượng thận nguyên phát. Bệnh nhân bị mắc bệnh Addison chủ yếu là do mắc phải các bệnh tự miễn, khiến hệ miễn dịch của cơ thể chống lại vỏ thượng thận.Tuyến thượng thận bị phá hủy, không tiết đủ các loại hormone của nó, trong đó có corticoid là một hormone chính của tuyến thượng thận. Dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu hụt corticoid, gây nên bệnh suy thượng thận cấp.
Một số nguyên nhân khác gây mất chức năng của tuyến thượng thận là: bệnh lao, viêm nhiễm, ung thư, nhiễm sắt, tuyến thượng thận bị cắt bỏ, suy các tuyến nội tiết,…
b/ Suy thượng thận thứ phát
Suy thượng thận thứ phát cũng là nguyên nhân gây thiếu hụt corticoid, do hormone tuyến yên ACTH điều khiển quá trình tiết corticoid của vỏ thượng thận, vì mootjlys do nào đó mà bị thiếu hụt.Nguyên nhân giảm tiết ACTH có thể là do bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc kéo dài để điều trị các bệnh mãn tính khác như các thuốc glucocorticoid liều cao để điều trị các bệnh về khớp, hen phế quản, dị ứng,…
Các tổn thương tuyến yên hoặc vùng trên tuyến yên như: mất máu sau sinh gây hoại tử tuyến yên, u tuyến yên, viêm tuyến yên, chấn thương, teo tuyến yên, phẫu thuật tuyến yên, xạ trị, các bệnh tự miễn,… cũng khiến tuyến yên giảm tiết ACTH, gây nên bệnh suy thượng thận cấp tính.
3/ Triệu chứng của bệnh suy thượng thận cấp
Các triệu chứng gây nên bởi việc thiếu hụt corticoid sẽ xuất hiện từ từ và không rõ ràng như: mệt mỏi, yếu cơ, chán ăn, sụt cân,…Mệt mỏi là một trong những biểu hiện của bệnh |
Bệnh nhân bị Addison có thể có thêm triệu chứng xạm da.
4/ Chuẩn đoán suy thượng thận cấp
Chuẩn đoán lâm sàng
Khám bệnh và chuẩn đoán bệnh kịp thời là phương thức tốt |
- Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn
- Mệt mỏi
- Rối loạn tâm thần, hôn mê, mê sảng
- Lạnh các chi, tụt huyết áp, trụy tim
- Cơ thể mất nước, sut cân
- Đau cơ, đau khớp, đau đầu
Tuy nhiên những biểu hiện này thường rất dễ nhầm sang dấu hiệu của các bệnh khác.
Chuẩn đoán cận lâm sang
Cần phải làm them 1 số xét nghiệm sau để việc chuẩn đoán chính xác hơn:- Giản đồ máu bị rối loạn: nồng độ kali tăng, natri và clo giảm,…
- Sóng điện tim thay đổi
- Nồng độ protid máu tăng
- Hct tăng
- Nồng độ glucose máu giảm
- Có thể nhiễm toan máu, thiếu máu, tăng bạch cầu, tăng calci máu,…
5/ Phương pháp điều trị bệnh suy thận cấp tính
Bệnh suy thượng thận là một bệnh không chữa khỏi được. Bệnh nhân cần điều trị thay thế hormone thiếu hụt khi tuyến thượng thận không sản xuất đủ bằng cách bổ sung hormone thay thế suốt đời.Suy thượng thận cấp là một trường hợp cấp cứu cần điều trị theo nguyên tắc sau:
- Sơ cứu: truyền dịch giữ ven, sau đó tiêm HCHS: 100 mg bắp, 100 mg tĩnh mạch
- Bù nước và điện giải: truyền 4 lít dung dịch muối đẳng trương 1 ngày. Nếu có trụy mạch cần truyền máu hoặc dung dịch có trọng lượng phân tử lớn.
- Truyền hormone thay thế: cứ 4 đến 6 tiếng tiêm bắp 100 mg HCHS. Đối với các trường hợp nặng thì cần tiêm mỗi giờ. Ngoài ra, mỗi ngày, cần tiêm 5 mg Syncortil.
- Theo dõi 24 giờ đầu, không di chuyển bệnh nhân
- Theo dõi các ngày tiếp theo, kèm theo việc giảm liều dung HCHS.
- Nếu có các bệnh đi kèm thì cần phải điều trị cả các bệnh này
Nếu được điều trị kịp thời và đúng đắn thì bệnh nhân bị mắc bệnh suy thượng thận nói chung hay suy thượng thận cấp nói riêng đều có thể sống khỏe mạnh, bình thường.
Trên đây là những thông tin về bệnh suy thận cấp nguy hiểm, hi vọng đã cũng cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe thật tốt.
0 nhận xét: