Bệnh viêm amidan - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

tháng 5 25, 2018 0 Comments

Viêm amidan là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn trẻ tuổi. Trẻ bị viêm amidan thường dễ tái phát và bị ảnh hưởng khá nhiều về sức khỏe, do vậy cần phải được chăm sóc rất cẩn thận.

Trẻ bị viêm amidan nên đưa đi khám ngay

Kiến thức bệnh viêm amidan

Viêm amidan hay còn gọi là viêm amidan khẩu cái là bệnh lý thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng bệnh chiếm một tỷ lệ cao ở trẻ. Bệnh tiến triển thành từng đợt, có thể tự khỏi, có thể đưa đến biến chứng tại chỗ hoặc toàn thân, có khi rất nguy hiểm như thấp tim.

Phân loại

Viêm Amidan cấp tính

Viêm Amidan cấp tính thường mắc ở trẻ em và thanh niên. Thời điểm giao mùa, nhiệt độ, thời tiết thay đổi là lúc rất dễ phát bệnh, hay khi cơ thể mệt mỏi, nhiễm lạnh, ẩm ướt, uống rượu bia quá độ hoặc một số bệnh mạn tính khác đều là một trong những nguyên nhân gây viêm Amidan cấp tính.

Viêm Amidan mạn tính

Phần lớn là do viêm amidan cấp tính tái phát nhiều lần gây ra hoặc hố amidan không lưu thông dẫn đến các tạp chất tồn đọng trong hố amidan gây tổn thương và gây viêm amidan mạn tính.

Đôi khi là do một số chứng bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra như sốt phát ban, bạch hầu, sởi, cúm…
Do sự nhiễm khuẩn của các virus, vi khuẩn gây bệnh dẫn đến sự tiết mủ trong hố amdan hơn nữa sự lưu thông trong hố amidan không được thông thoáng tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển thành viêm amidan mạn tính.

Nguyên nhân bệnh

Bệnh amidan chiếm tỷ lệ cao ở trẻ em. Viêm amidan thường là do nhiễm trùng bởi vi rút (chủ yếu) hoặc vi khuẩn.

Thời gian giao mùa hoặc thời tiết lạnh, khả năng miễn dịch suy yếu, dễ bị cảm.
Lây lan từ người bị nhiễm sang người khác qua ho, hắt hơi, hoặc sờ vào; qua chia sẻ thức ăn, đồ uống.
Giữ vệ sinh không sạch sẽ ( ít rửa tay, đánh răng) làm gia tăng nguy cơ bị viêm nhiễm.

Dấu hiệu viêm amidan


Khi thấy có dấu hiệu sau bạn cần đề phòng bệnh ngay:
  • Đau họng, có cục sưng lên ở cổ họng.
  • Buồn nôn, nôn hoặc đau bụng.
  • Ho hoặc khàn tiếng.
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Cổ họng nhìn sưng đỏ lên.
  • Có những điểm to nhỏ màu vàng hoặc màu trắng ở mặt sau của cổ họng.
  • Hôi miệng.
  • Phát ban trên cơ thể hoặc trong miệng.
  • Khó nuốt thức ăn, chán ăn.
  • Đau hàm, cổ, tai.
  • Có thể có một cơn sốt hoặc cảm lạnh.

Biến chứng nguy hiểm

Các biến chứng của viêm amidan khá là hiếm gặp và thường chỉ xảy ra nếu nó gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn. Nó là kết quả khi nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận khác:

  • Viêm tai giữa: chất lỏng giữa màng nhĩ và tai trong bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Sưng họng (Áp xe quanh amidan): nói không ra tiếng, đau đầu, sốt cao, hơi thở hôi, chảy nước dãi, không nuốt được.
  • Tắc nghẽn đường thở khi ngủ: cổ họng sưng lên gây khó thở và ngủ kém.
  • Ngoài ra, nếu không được điều trị có thể có những biến chứng khác rất hiếm xảy ra và nguy hiểm như:
  • Bệnh tinh hồng nhiệt (sốt tinh hồng):  nổi hạch, nổi ban (da màu hồng đỏ).
  • Viêm thấp khớp: sưng, nóng và đau các khớp, phát ban, co giật.
  • Viêm cầu thận: nhiễm trùng lên vùng thận, có thể gây nôn mửa; phù chân, phù mặt nhất là khi ngủ dậy.

Phương pháp điều trị

1 – Điều trị bằng Tây y

– Nội khoa: Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, sát khuẩn…

→ Nhược điểm: Chỉ có thể tiêu viêm bộ phận nhưng không có tác dụng tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn trong hố amidan. Nên chỉ cần sức đề kháng của cơ thể giảm sút là sẽ tái phát ngay, lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh mạn tính.

– Ngoại khoa: Chỉ định cắt bỏ amidan

→ Nhược điểm: Mất máu nhiều khi mổ, tỷ lệ chảy máu muộn cao, làm bệnh nhân rất đau sau mổ, gây tổn thương mô xung quanh, làm mất cơ chế dự báo trước những biểu hiện bất thường, bệnh tật cho cơ thể sau này…

2 – Điều trị bằng Đông y

Phương pháp này đang được các chuyên gia, bác sĩ hướng cho bệnh nhân sử dụng rộng rãi. Quan điểm của Đông y điều trị bệnh theo hướng cân bằng âm dương, điều trị vào căn nguyên của bệnh chứ không điều trị vào triệu chứng như Tây y. 

Nhờ đó mà quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao, thời gian điều trị được rút ngắn, an toàn và không gây ra bất cứ một phản ứng phụ nào. Mặt khác, việc điều trị bằng đông y giúp tăng cường thể trạng, sức đề kháng của cơ thể một cách tự nhiên, phòng chống bệnh tái phát và vô cùng an toàn cho gan, thận và dạ dày.

Cũng chính bởi những ưu điểm vượt trội mà phương pháp điều trị Đông y mang lại cùng với nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng lớn của người dân mà các cơ sở khám chữa bệnh bằng YHCT “mọc lên như nấm sau mưa” khiến người bệnh hoang mang trong việc lựa chọn đơn vị uy tín để chữa bệnh. Vì vậy, người bệnh cần hết sức lưu ý và tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định trao gửi niềm tin của mình.

Hướng dẫn cách điều trị viêm amidan cho trẻ

Cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan.

Trẻ bị viêm amidan thường có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách chỉ sau 1- 2 tuần. Dưới đây là một vài cách giúp làm giảm các triệu chứng của viêm amidan và giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh:
  • Uống nhiều nước.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm.
  • Vệ sinh sạch sẽ: rửa tay, đánh răng,…
  • Đặt một chai nước ấm nóng vào cổ họng bé.
  • Để bé tránh xa khói thuốc và khói bụi.
  • Cung cấp thức ăn lỏng để bé dễ ăn hơn, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.
  • Nghỉ ngơi nhiều.

Điều trị cho trẻ bị viêm amidan.

Thường không có điều trị đặc hiệu nào cho viêm amidan. Tùy vào mức độ viêm nhiễm và tình trạng sức khỏe của bé, các bác sĩ sẽ khuyên bạn dùng một trong những phương pháp sau:

Dùng thuốc: 

Uống Paracetamol hoặc ibuprofen để giúp giảm đau, hạ sốt.
Kháng sinh thường được sử dụng cho nhiễm trùng do vi khuẩn (tiêm hoặc uống). Tuy nhiên, nó không được khuyến khích sử dụng nhiều cho trẻ em và cho bệnh này.
Phẫu thuật cắt bỏ amidan

Trẻ (thậm chí cả người lớn) cần được phẫu thuật nếu có viêm amidan mãn tính hoặc tái phát.
Hạn chế cắt amidan trong trường hợp nó đã phục hồi trở lại.

Lời khuyên của bác sĩ với bệnh viêm amidan

Khi nào nên đi khám ngay lập tức

  • Trẻ đột nhiên khó thở hoặc đang chảy nước dãi.
  • Đau đớn, khó khăn trong việc nuốt thức ăn.
  • Thay đổi giọng nói, khó nói hoặc nói khó nghe.
  • Kèm theo một cơn sốt.
  • Sưng đỏ hơn, đau ở xương hàm hoặc bé có vấn đề khi mở miệng.
  • Bị cứng cổ.
  • Trẻ đã không đi tiểu trong 12 giờ hoặc rất yếu, mệt mỏi.
  • Bị phát ban trên cơ thể của mình, má đỏ, lưỡi đỏ và sưng lên.
  • Mất nước.
  • Thường hay nôn mửa.
  • Đau tai dai dẳng.
Như vậy, khi trẻ bị viêm amidan, bạn hãy chú ý theo dõi tình trạng của bé để có cách chăm sóc phù hợp. Để phòng ngừa bị viêm amidan, yếu tố vệ sinh được đặt lên hàng đầu; ngoài ra chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp cũng sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch của trẻ.

Biện pháp phòng tránh viêm amidan

  • Tránh bị lạnh vùng cổ bằng việc quàng khăn, mặc ấm
  • Không uống nước đá, ăn kem khi trời lạnh hoặc cơ thể đang yếu vì dễ mắc bệnh.
  • Giữ vệ sinh răng miệng, mũi bằng việc đánh răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý để tránh các viêm nhiễm.
  • Đeo khẩu trang khi ra đường hay khi đến nơi đông người để tránh hít phải khói, bụi, mầm bệnh gây viêm hầu họng, amidan.
  • Không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…
  • Khám và điều trị tích cực các bệnh tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt.
  • Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc rèn luyện thân thể, dinh dưỡng hợp lý, tránh bị nhiễm lạnh

Câu hỏi thường gặp

Vì sao phần lớn người bệnh điều trị mãi không khỏi?

  • Chưa tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh
  • Không sử dụng đúng phương pháp điều trị
  • Tự ý chữa bệnh theo chủ quan hoặc có người mách mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ, làm cho tình trạng bệnh này càng nghiêm trọng
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh
  • Chú trọng điều trị triệu chứng mà không điều trị tận gốc của bệnh
  • Không kiên trì điều trị, thấy bệnh có đỡ tưởng là khỏi nên không điều trị dứt điểm
  • Bệnh đã khỏi nhưng do môi trường làm việc đặc thù hoặc kiêng khem không tốt khiến bệnh tái phát

0 nhận xét: